Giới thiệu Bộ môn Kỹ thuật điện

1. Giới thiệu Bộ môn

 

Bộ môn Kỹ thuật điện là một trong những bộ môn  được thành lập sớm nhất của Khoa Điện - Điện tử,  từ năm 1970. 

Giữa năm 1991, Bộ môn Kỹ thuật Điện sát nhập với Bộ môn Đo lường - Tự động hoá thành Bộ môn Kỹ thuật điện - Tự động hoá - Đo lường.  Đầu năm 1998, Bộ môn Kỹ thuật điện - Tự động - Đo lường tách thành Bộ môn điều khiển học GTVT và Bộ môn Kỹ thuật điện. Từ năm 2004, do yêu cầu phát triển, Bộ môn Kỹ thuật điện được tách thành: Bộ môn Kỹ thuật điện và Bộ môn Trang bị điện.

Từ tháng 07/2009 đến tháng 11/2009, hai bộ môn Kỹ thuật điện và Trang bị điện lại được hợp nhất để tăng cường năng lực phát triển và hiệu quả đào tạo lấy tên bộ môn chung là Kỹ thuật điện.

Chuyên ngành Trang bị điện trong Công nghiệp và GTVT thuộc ngành Kỹ thuật điện - Điện tử được bắt đầu đào tạo từ Khóa học 1999 - 2004 (khóa 40) với quy mô đào tạo hàng năm 70 sinh viên.

Trong quá trình phát triển các giảng viên trong Bộ môn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo Nhà trường giao, trong nghiên cứu khoa học Bộ môn đã có các công trình ứng dụng vào thực tiễn sản xuất công nghiệp, và lĩnh vực giao thông vận tải. 

 

Bộ môn Kỹ thuật điện - Trường Đại học Giao thông vận tải

 

2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy:

 

 Để phục vụ cho quá trình giảng dạy Bộ môn được trạng bị một hệ thống thiết bị hiện đại:

+ Các thiết bị cảm biến đo lường, bộ đếm, bộ rơ le thời gian, biến tần, PLC (hệ thống điều khiển khả trình)

+ Hệ thống bàn thí nghiệm điện - khí nén để phục vụ cho nghiên cứu thuỷ khí và ứng dụng nó vào CN và GTVT.

+ Hệ thống bàn thí nghiệm PLC có mô phỏng và mở rộng ghép nối phục vụ cho lập trình điều khiển động.

 

           
 
                                                                                                             Bàn thí nghiệm khí nén                                                                  Bàn thí nghiệm PLC.
 

Ngoài ra còn nhiều mô hình do chính các Sinh Viên chuyên ngành thiết kế phục vụ cho nghiên cứu khoa học và Đế tài tốt nghiệp để tham khảo và phát triển; Cùng với phòng ROBOCON để sinh viên có điều kiện kiểm nghiệm thực tế và nghiên cứu các ứng dụng khác

Bộ môn có 3 phòng thí nghiệm với các thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học cho sinh viên và giáo viên. Với mục đích giúp sinh viên có điều kiện được tiếp xúc với các thiết bị thực tế, nghiên cứu khoa học sinh viên, tham gia các hoạt động như chế tạo robot và các cuộc thi khoa học khác của sinh viên cũng như hoạt động nghiên cứu của giảng viên.

 

3. Đội ngũ giảng viên :

 

Với đội ngũ các giảng viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết, có chuyên môn sâu, kết hợp với hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình đào tạo, đồng thời với nội dung đào tạo phù hợp và đang được ưu chuộng trong xã hội hiện nay. Sinh viên Trang Bị Điện - Điện tử sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên ngành, liên ngành cần thiết, được tạo điều kiện để phát huy tối đa năng lực của bản thân và khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được mọi yêu cầu về công việc ngành nghề.

 

Bộ môn hiện có 10 cán bộ giảng dạy, trong đó:

- 02 Tiến sỹ

- 06 Thạc sỹ - NCS (03 ở nước ngoài, và 03 ở trong nước)

- 01 Thạc sỹ

- 01 Kỹ sư

Ngoài các giáo viên cơ hữu, các GS, PGS và TS đã nghỉ hưu vẫn nhiệt tình cộng tác với bộ môn trong công tác đào tạo và NCKH.

 

4. Phương hướng khoa học chủ yếu của Bộ Môn

 

Bộ môn tập trung đi sâu vào các hướng nghiên cứu sau:

  • CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH

- Nghiên cứu về công nghệ thiết kế, chế tạo máy điện và khí cụ điện trong GTVT & CN.

- Nghiên cứu các vấn đề mới về quản lý năng lượng cho các tòa nhà thông minh, khu đô thị hiện đại, các hệ thống giao thông

  điện đô thị và các nguồn năng lượng mới,  tái tạo được.

- Nghiên cứu chuẩn đoán độ tin cậy thiết bị điện.

- Nghiên cứu về điện tử công suất và vi xử lý ứng dụng.

- Nghiên cứu về công nghệ cung cấp điện trong giao thông quốc gia và đô thị.

- Nghiên cứu về công nghệ truyền động điện tự động ứng dụng trên các phương tiện giao thông vận tải (tàu hỏa, tàu điện,

  xe điện lai, xe điện bánh lốp,...).

- Nghiên cứu việc ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ hiện đại (tự động hoá, điều khiển, điện tử, tin học, thông tin)

  vào mạng điện kéo, các phương tiện giao thông thành phố (Tàu điện, Metro).

- Nghiên cứu việc ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ vào các máy móc, thiết bị xây dựng GTVT (cần trục, cầu trục, máy xúc,

  máy ủi, máy làm đường, hệ thống sản xuất VLXD&GT...).